Đã có topic, đã có từ khóa, giờ là lúc lên layout cho bài

Trong một số bài viết trước, khi hướng dẫn về tìm kiếm chủ đề dựa trên đối thủnghiên cứu từ khóa chung, chúng ta đã có chủ đề bài viết cũng như cụm từ khóa liên quan rồi. Câu hỏi bây giờ là lên layout cho nội dung thế nào?

Quay lại nhóm từ khóa mà chúng ta đã khám phá từ website của đối thủ:

KeywordPositionSearch VolumeKeyword Difficulty
tele64950047
lens tele121016
ống kính tele là gì117024
ống kính tele114016
len tele là gì19025
camera tele là gì9100031
ống tele là gì15024
lens tele là gì15026
tele zoom lens49011
tele là gì2088029
camera tele1321020
camera tele để làm gì135023

Trước tiên, chúng ta hiểu đây là bài viết dạng tìm kiếm thông tin, với thắc mắc về ống tele của máy ảnh. Tuy nhiên dựa vào danh sách từ khóa trên bạn không thể lên layout được cho bài, vì nó quá sơ sài.

Đây là lúc bạn cần vào trực tiếp bài của đối thủ để biết được định hướng phát triển nội dung.

Ví dụ sau khi tham khảo 3 bài có thứ hạng tốt nhất, dựa trên các tiêu đề phụ, tôi hình thành layout như sau:

  • Ống kính tele là gì?
  • Phân loại ống kính tele
  • Khi nào sử dụng ống kính tele?
  • Sự khác nhau giữa ống kính tele và ống kính góc rộng
  • Chọn mua ống kính tele hay ống kính góc rộng?
  • Chọn tiêu cự ống kính tele phù hợp
  • Mẹo khi sử dụng ống kính tele

Có chủ đề, có từ khóa, có layout thì đã viết được chưa? Chưa!

Vì nếu không có kiến thức nền về toàn bộ cái định viết thì mớ từ khóa lẫn layout trên hoàn toàn vô dụng. Tức là bây giờ bạn phải tìm hiểu về chủ đề trên bằng cách tham khảo những bài tốt nhất, thực sự sử dụng ống kính tele để có kinh nghiệm thực tế. Và các biện pháp khác tùy chủ đề bạn cần viết là gì.

Nhưng có cách nào cho tiến trình trên nhanh và hiệu quả hơn không với công cụ phân tích SEO hiện có?

Tìm điểm yếu, điểm mạnh, điểm khác biệt của các bài top

Trong phần này, bạn hãy vào khu vực Keyword Gap trên Semrush và nhập bài viết top 1, top 2 và nói chung là trong top 10 vào để xem các từ khóa khác nhau mà bài này được rank còn bài kia thì không.

Đầu tiên giả định bài top 1 là của bạn, và nhập 4 bài khác ở bên dưới để xem bài top 1 đang có thiếu sót gì?

Bài top 1 đang không được rank những từ khóa nào?
Bài top 1 đang không được rank những từ khóa nào?

Cần chọn các mục Untapped (không được xếp hạng) / Missing (mất thứ hạng) / Weak (xếp hạng yếu hơn đối thủ) để đi đến các phần yếu của bài top đầu. Trong đó trọng tâm là Untapped, vì cái này cho thấy bài top đầu đang thiếu cái gì.

Thông thường thì biểu đồ Keyword Overlap ngay bên trên cũng sẽ cho thấy tiềm năng mà chúng ta có thể khai thác được qua việc này. Nếu các hình tròn khá dính vào nhau thì khả năng là các bài đang tương đối thống nhất về nội dung:

Mức độ chồng chéo từ khóa của các bài top đầu
Mức độ chồng chéo từ khóa của các bài top đầu

Để tìm điểm mạnh của bài đứng top 1, giờ bạn hãy làm ngược lại. Bạn hãy giả dụ bài top 3 là của bạn (đưa bài top 3 vào phần You) và nhập bài top 1 vào như là dạng bài đối thủ. Giờ hãy xem top 1 có gì khác biệt? Nó mạnh ở đâu. Đây có thể là điểm mà công cụ tìm kiếm đánh giá cao bài top 1 (nên nó mới đứng đầu, còn bài top 3, 4 thì không!)

Từ khóa đối phương có thứ hạng cao
Từ khóa đối phương có thứ hạng cao

Tất nhiên không phải từ khóa nào cũng hữu ích, và bạn cũng nên tập trung nhiều vào từ khóa mà trang đó có thứ hạng cao.

Nghiên cứu lại từ khóa vẫn cần thiết

Mặc dù có nhóm từ khóa chính, nó có thể không bao gồm hết các khía cạnh có thể có của chủ đề. Lúc chúng ta gom từ khóa, có thể chúng ta đã rút gọn chúng (chẳng hạn thông qua việc đặt một số giới hạn nào đấy về volume hoặc độ khó), và bỏ qua một số từ khóa thú vị. Việc bỏ lỡ một số từ khóa là điều có thể lường trước được, nhưng việc đặt giới hạn vẫn cần thiết, để tránh bạn quá tải, hoặc có nhiều từ khóa rác (không hữu ích) chen vào.

Việc bộ từ khóa bị giới hạn cũng còn có nguyên nhân từ việc các từ khóa đó xuất phát từ việc nghiên cứu đối thủ. Nếu nội dung của các đối thủ không toàn diện, dĩ nhiên bộ từ khóa mà bạn trích xuất từ đó cũng không thể đầy đủ được.

Giờ thì, ít nhất với các bài viết có độ quan trọng trung bình đổ lên, chúng ta có thể cần đánh giá lại các từ khóa tiềm năng liên quan của nó.

Khi tôi vào Keyword Magic Tool và gõ vào từ khóa “ống kính tele”, tôi phát hiện rất nhiều ý tưởng quanh chủ đề này. Bạn hãy nhìn danh sách từ khóa là đủ biết:

  • ống kính tele là gì
  • ống kính tele
  • ống kính tele zoom 12x cho điện thoại
  • ống kính tele nikon giá rẻ
  • ống kính tele canon cũ
  • ống kính tele zoom
  • ống kính tele canon cũ giá rẻ
  • ống kính tele zoom zoom 18x và macro 150x
  • ống kính siêu tele
  • ống kính tele canon
  • ống kính tele cho smartphone
  • ống kính tele cho điện thoại
  • ống kính tele cho điện thoại là gì
  • ống kính tele có tác dụng gì
  • ống kính tele dành cho điện thoại
  • ống kính tele giá rẻ
  • ống kính tele nikon
  • ống kính tele trên điện thoại
  • ống kính tele zoom 12x
  • ống kính tele zoom 50x
  • ống kính tele để làm gì
  • baán ống kính tele 600mm canon
  • bán ống kính tele nikon
  • bán ống kính tele nikon 55-200
  • bật ống kính tele trong samsung a50
  • bật ống kính tele trong điện thoại
  • bật ống kính tele trong điện thoại trên ssa50
  • bộ ống kính điện thoại tele 8x
  • chọn mua ống kính tele
  • các loại ống kính super tele canon
  • cách sử dụng ống kính tele trên 7 pkus
  • cần mua ống kính ninkon tele cũ
  • dieện thoại ống kính tele
  • giá ống kính tele canon
  • mua ống kính tele
  • mua ống kính tele cũ
  • mua ống kính tele samsung note 8
  • smartphone ống kính tele
  • so sánh ống kính tele với macro
  • sử dụng ống kính tele
  • sử dụng ống kính tele 7plus
  • tele 8 ống kính
  • ulanzi 65mm ống kính tele 2x 4k
  • điện thoại có ống kính tele
  • đánh giá ống kính tele 600mm canon
  • đánh giá ống kính tele nikon
  • ảnh chụp từ ống kính tele
  • ảnh chụp từ ống kính tele điện thoại
  • ảnh ống kính tele

Tại sao phần này lại phong phú hơn? Đơn giản là vì đây là các từ khóa được gom, tổng hợp từ toàn bộ dữ liệu mà công cụ nghiên cứu đó có thể tiếp cận được.

Tóm lại, chủ đề, bộ từ khóa có thể được lên kế hoạch nhanh thông qua các website đối thủ của bạn (dựa trên các bài họ đứng top đầu), nhưng vẫn nên sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa để đào sâu thêm khi cần. Việc đào sâu này cốt để bạn biết nên đưa thêm nội dung gì vào bài, gia tăng những khía cạnh nội dung hữu ích mà đối thủ hiện chưa có.