Để ý đến các địa chỉ email gửi đến bạn để tránh bị lừa đảo

Ngày 5 / Tiết phụ / Thời lượng 5 phút. Mục lục khóa 100 ngày làm web.

Sau khi bạn mua dịch vụ A, B, C thì thường có các email gửi từ dịch vụ A, B, C đó cho bạn.

Ví dụ bạn mua hosting từ AZDIGI thì sẽ có email từ AZDIGI gửi đến cho bạn hướng dẫn thanh toán, xác thực, thông tin tài khoản đăng nhập, vân vân.

Tương tự, bạn mua tên miền từ Tenten thì sẽ có email từ Tenten và Onamae (cùng công ty mẹ của Tenten).

Đó là những email từ chính chủ, đáng tin cậy để phục vụ cho quá trình sử dụng dịch vụ, trao đổi được thuận tiện hơn.

Sau này bạn có thể nhận được các email mạo danh gửi đến, vậy làm sao bạn biết được email nào có nguồn gốc chính xác, email nào là mạo danh?

Hãy nhìn vào địa chỉ của người gửi.

Nó phải đến từ tên miền chính thức của nhà cung cấp. Ví dụ email từ AZDIGI sẽ phải có dạng là @azdigi.com, từ Tenten phải có dạng là @tenten.vn, từ Onamae phải có dạng là @onamae.com

Dưới đây là các hình chụp màn hình cho thấy các địa chỉ gửi thư là từ nguồn đáng tin cậy:

Thư từ AZDIGI.com
Thư từ AZDIGI.com
Thư từ Tenten.vn
Thư từ Tenten.vn
Thư từ Onamae.com
Thư từ Onamae.com

Nói chung bạn nên cẩn thận với các email tự dưng đòi hỏi bạn cung cấp tài khoản đăng nhập, mật khẩu.

Trong trường hợp thấy rủi ro, nghi ngờ, nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để biết có chính xác không.

Đây cũng là lý do vì sao khi bạn mua tên miền, tôi khuyên bạn nên ẩn thông tin email, số điện thoại (tức là sử dụng whois protection), cái này để tránh lừa đảo, hạn chế spam. Người mới đôi khi bị dính cái này.

Whois Protection: là biện pháp ẩn thông tin, không cho phép tìm kiếm công khai email, địa chỉ, số điện thoại của chủ sở hữu tên miền. Bên Tenten hiện cung cấp dịch vụ Whois Protection miễn phí, giúp người dùng giảm tối đa rủi ro lộ thông tin cá nhân. Google Domains cũng cung cấp dịch vụ này miễn phí, nhưng Godaddy thì không.

Tuy nhiên dù có dùng whois protection thì bạn vẫn nên đề cao cảnh giác, vì có nhiều cách khác nhau để biết được địa chỉ email chủ sở hữu tên miền.