Ngày 24 / Tiết 3 / Thời lượng 20 phút. Mục lục khóa 100 ngày làm web [tháng thứ 2].
Khi bạn cài bất cứ giao diện nào, mặc định phần chân trang (footer) sẽ có các thông tin website của bạn, nhưng đồng thời cũng thường kèm thông tin về theme đó, và hay có link trỏ về website chính thức của giao diện. Chẳng hạn với Astra nó sẽ thế này:

Giờ mục đích là chúng ta sẽ tìm cách sửa lại phần nội dung cho footer này theo mong muốn:
- Để làm điều đó, trước hết bạn vào Appearance > Customize > Footer Builder

- Sau đó bạn click vào chữ Copyright:

- Nó sẽ xuất hiện khung nhập để bạn sửa lại thông tin theo ý muốn:

- Cái [copyright] là biểu tượng của ©, ý là bản quyền nội dung thuộc về bạn.
- Cái [current_year] nghĩa là năm hiện tại, năm nay là 2023 thì sẽ hiện ra số 2023, năm sau sẽ là 2024, năm sau nữa là 2025. Tóm lại nó tự động hiển thị năm hiện tại.
- Cái [site_title] nghĩa là tên website của bạn.
- Còn [theme_author] là thông tin về chủ sở hữu của giao diện, chính là cái đoạn Astra WordPress Theme.
Tại sao không ghi là:
Copyright © 2023 Trang đầu tiên | Powered by Astra WordPress Theme
Mà lại nhập:
Copyright [copyright] [current_year] [site_title] | Powered by [theme_author]
Lý do của việc sử dụng thông tin đại diện như trên (thuật ngữ gọi là shortcode) là vì để bạn đỡ mất công sửa, ví dụ nếu bạn nhập cứng 2023 thì sang năm bạn sẽ phải vào đây sửa lại, hoặc nếu bạn sửa tên website bạn cũng phải sửa lại, còn nếu để [site_title]
thì tên website ở footer cũng tự động thay đổi theo mỗi khi bạn sửa tên website.
- Bây giờ bạn hãy sửa đoạn trên thành:
[copyright] [current_year] [site_title] | Website được tạo bởi 'Nhập tên của bạn vào đây'
- Dĩ nhiên bạn thay tên của bạn vào sau chữ Website được tạo bởi…
- Nhấn Publish để lưu cài đặt.

Kết quả:

Mặc định phần nội dung này được căn ra giữa trang web, nếu muốn căn sang trái hoặc phải thì bạn nhìn xuống phần Alignment để chọn lại (mũi tên vàng đang chỉ vào vị trí để căn giữa):

Vậy là bạn căn bản đã học được cách chỉnh sửa phần nội dung chân trang. Phần chân trang này còn có thể thêm được một số nội dung khác nữa, chẳng hạn như menu phụ, nhưng chúng ta sẽ để cho những bài sau khi phù hợp hơn.
Thêm liên kết vào chân trang
Footer cũng thường có các liên kết kiểu như trang giới thiệu, trang điều khoản (thường để định dạng Page). Bây giờ bạn sẽ học cách đưa liên kết kiểu đó vào.
Nút ở trong trình soạn thảo nhỏ bên trái cho nhiệm vụ này:

Thao tác cũng tương tự khi bài cần tạo liên kết trong trình soạn thảo của WordPress. Tức là bạn quét văn bản cần tạo liên kết, rồi bấm vào biểu tượng tạo link, nhập link vào là xong:

Điều chỉnh kích cỡ font chữ
Để chỉnh kích cỡ văn bản cho phần chân trang, bạn chuyển sang tab Design, và tăng giảm Font Size theo ý muốn:

Mặc định 16px là ổn trong đa số trường hợp, thường thì kích cỡ font chữ chân trang sẽ nhỏ hơn một chút so với kích cỡ của nội dung chính trên website. Ví dụ nội dung chính có kích cỡ 20px thì có thể để phần chân trang 16 cho đến 18px.
Bạn cũng có thể điều chỉnh màu chữ nếu muốn, nhưng nên để như mặc định, tức là tông màu đen, chân trang cực kỳ hiếm để màu chữ khác (tất nhiên không tính màu xanh của liên kết, là cái cần phải có), vì đây không phải khu vực chúng ta có mong muốn làm nổi bật trên website.
Bài tiếp >>> Favicon của website là gì?